đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào Sat, 09 Dec 2023 08:27:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.25 /wp-content/uploads/2020/06/cropped-logoimg-e1556165546405-1-32x32.png đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào 32 32 đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2019/12/01/10349/ /2019/12/01/10349/#respond Sun, 01 Dec 2019 13:11:09 +0000 /?p=10349 Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập ở trường. Do đó trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Vì...

The post DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ TỪ 3-5 TUỔI appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>

Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập ở trường. Do đó trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Vì thế bậc phụ huynh nên trang bị cho mình nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học và đúng cách.

Để cung cấp cho trẻ những món ăn vừa ngon vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sự phát triển toàn diện là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu trẻ nhỏ không được bổ sung đầy đủ calo và chất dinh dưỡng thì dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Nhưng nếu phụ huynh không quan tâm đến chế độ ăn phù hợp, bổ sung cho con lượng calo, chất dinh dưỡng quá dư dã sẽ gây ra tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ gây cho trẻ.

Đặc biệt, từ 2 – 5 tuổi là giai đoạn trẻ hấp thu dinh dưỡng nhanh để bổ sung cho cơ thể,vì vậy, mẹ hãy cho trẻ thưởng thức nhiều hương vị, nhiều loại thức ăn khác nhau và giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

Làm thế nào để cung cấp, trao dồi chất dinh dưỡng  tối đa cho trẻ từ 3–5 tuổi:

3 – 5 tuổi là độ tuổi trẻ học mẫu giáo. Ở tuổi này, bé cần khoảng 1.300 kcal mỗi ngày. Bé chủ yếu ăn ở trường mầm non, phụ huynh nên tìm hiểu về khẩu phần ăn của trẻ ở trường để đảm bảo sự đa dạng và dinh dưỡng của các món ăn. Hãy cho trẻ một chế độ ăn cân bằng, đa dạng, bổ dưỡng vào bữa tối và những ngày nghỉ cuối tuần.

Việc nên cho trẻ từ 3 – 5 tuổi ăn gì hay không ăn gì và ăn như thế nào để có một chế độ ăn uống cân bằng cần thực hiện theo những tiêu chí sau:

  1. Chất béo

Bé cần một lượng chất béo mỗi ngày để hỗ trợ tim và các chức năng của não. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng và là dung môi giúp hòa tan các vitamin trong dầu dễ dàng. Hãy chọn các loại chất béo không bão hòa đa như dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương khi chế biến thức ăn cho bé. Đây là một dưỡng chất quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh và lớn lên.

  1. Protein

Hãy đảm bảo rằng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé luôn có đầy đủ lượng protein cần thiết. Trứng, đậu, cá, thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo… là những nguồn cung cấp protein dồi dào. Ngoài ra, nên cho bé ăn cá béo như cá hồi, cá trích ít nhất 2 lần/tuần. Bé cần protein để lớn và phát triển toàn diện, protein có nhiều trong sữa, thịt, cá, trứng, pho mai, các loại đỗ…

  1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là các nguồn cung cấp lượng canxi dồi dào cho xương và răng của bé phát triển khỏe mạnh. Nên cho bé uống sữa nguyên kem, sử dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai và thể cho bé uống sữa trong khi ăn hoặc uống thành cử riêng tùy theo sở thích của bé.  Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống ít nhất 1 hộp sữa hoặc 1 hộp sữa chua.

Lưu ý: Đối với bé dưới 5 tuổi, không nên cho bé uống sữa tách béo và không nên cho bé uống cà phê, vì cà phê làm giảm sự hấp thu canxi.

  1. Ngũ cốc

Ngũ cốc (tinh bột) là nguồn cung cấp năng lượng cho bé học tập và vui chơi mỗi ngày. Bạn nên đảm bảo các bữa ăn chính của bé luôn có đầy đủ tinh bột. Ngoài cơm, bún, phở, hủ tiếu, mì sợi, bạn có thể cho bé ăn khoai lang, ngô luộc, khoai tây nghiền, bánh mì, mì ống… nếu bé thích. Lượng ngũ cốc mà bé nên ăn mỗi ngày chiếm khoảng 3 – 5 phần, chia đều cho ba bữa ăn.

  1. Rau củ, trái cây

Trẻ em không thích ăn nhiều rau, lười ăn hoa quả nên nhiều bé có thể mắc táo bón, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhưng đây lại là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ. Nên phụ huynh hãy cho bé ăn trái cây, rau củ tươi theo mùa để có nguồn dinh dưỡng cao nhất. Nếu bé không thích ăn rau, bạn hãy thay bằng trái cây và ngược lại. Các loại rau, trái cây tốt cho bé gồm: cam, táo, lê, cà rốt, cải bó xôi… vì chúng rất giàu vitamin.

  1. Nước và các thức uống khác

Bé yêu cần uống ít nhất khoảng 1,3 lít gồm: nước, sữa và nước trái cây mỗi ngày (tương đương với 6 cốc nước) hoặc nhiều hơn khi thời tiết nóng hoặc khi bé vận động nhiều, không nên cho bé uống nước trái cây thay thế nước lọc.

Nước trái cây có tính axit và chứa đường tự nhiên, vì thế nên cho trẻ dùng trong bữa ăn là tốt nhất. Không nên cho trẻ uống đồ uống có ga quá nhiều vì chúng chứa nhiều đường và axit, gây hại cho răng.

Ngoài ra hãy khuyến khích con vận động. Trẻ ở độ tuổi này cần được vận động thoải mái trong khoảng một giờ mỗi ngày để phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Kết luận: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều kiện cần để chúng ta phát triển toàn diện, đặc biệt là với các bé chưa đủ kiến thức, chưa biết chăm lo cho sức khỏe thì lại càng quan trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ nên chú trọng về khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ để các con có thể vui chơi, học tập thật khỏe mạnh.

The post DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO TRẺ TỪ 3-5 TUỔI appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2019/12/01/10349/feed/ 0
đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2019/11/20/giao-duc-gioi-tinh-o-tre-mam-non/ /2019/11/20/giao-duc-gioi-tinh-o-tre-mam-non/#respond Wed, 20 Nov 2019 16:38:39 +0000 /?p=10326 Giáo dục giới tính ở trẻ em  luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội  . Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường  , gia đình  cũng là nền tảng vững chắc để giảng giải cho con hiểu những vấn đề nhạy cảm về giới tính  và tình dục ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt...

The post GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẦM NON appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
Giáo dục giới tính ở trẻ em  luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội  . Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường  , gia đình  cũng là nền tảng vững chắc để giảng giải cho con hiểu những vấn đề nhạy cảm về giới tính  và tình dục ngay từ khi còn nhỏ.

Đặc biệt là ở độ tuổi mầm non, tức giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, đi kèm với việc giúp con phát triển kỹ năng, kiến thức thì bố mẹ cũng cần phải sẵn sàng để giáo dục giới tính cho con ngay ở giai đoạn này để “vẽ đúng đường cho hươu chạy” và giải tỏa những thắc mắc nhạy cảm, ngây ngô của con trẻ về sự khác biệt giới tính.

Tại sao chúng ta nên giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ khi còn ở độ tuổi mầm non  

  • Giúp các em hiểu biết toàn diện về các vấn đề cơ thể mà mình gặp phải, sự thay đổi tâm sinh lý, từ đó biết cách phòng tránh và giải quyết các vấn đề.
  • Giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình, sống chan hoà với người khác giới và cùng giới
  • Biết cách phân biệt mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh

Nếu không giáo dục giới tính cho trẻ ngay khi còn nhỏ, những thắc mắc, tò mò ở tuổi mới lớn của bé không được giải đáp có thể dẫn đến những hậu quả khó lường:

  • Không biết tự bảo vệ mình trước những hành vi xấu của người lạ
  • Tiếp nhận thông tin về giáo dục giới tính không chính thống, sai lệch  làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của trẻ.

Nội dung giáo dục giới tính ba mẹ nên giáo dục cho trẻ khi còn ở lưa tuổi mầm non

Trẻ 2 ( 2,5 ) – 3 tuổi

  • Dạy trẻ nhận diện các bộ phận trên cơ thể về: Tên gọi, chức năng, đặc điểm nhận biết.
  • Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể, rèn luyện tính độc lập trong vệ sinh thân thể cho trẻ.
  • Dạy trẻ tự tôn trọng các bộ phận trên cơ thể của mình
  • Dạy trẻ tôn trọng cơ thể của người khác đặc biệt là người khác giới.
  • Dạy trẻ một số giới hạn trong việc tiếp xúc với cơ thể từ người lạ: Hướng dẫn trẻ nhận biết khu vực nào là nhạy cảm, bí mật, thuộc chủ quyền của trẻ. Dạy trẻ cách thể hiện sự không đồng ý khi có người vi phạm vào khu vực cấm trên người trẻ. Dạy trẻ cách nhận biết , chọn lựa các mối quan hệ an toàn. Thiết lập vòng tròn an toàn cho trẻ với người thân và người lạ ( Ai được ở trong vòng tròn an toàn với con? Ai không được vào trong vòng tròn với con?
  • Thiết lập cùng trẻ thói quen chia sẻ bằng lời nói/ hành động với người chăm sóc để chúng ta có thông tin về cuộc sống/sinh hoạt của trẻ, kịp thời phát hiện/ngăn chặn các tình huống xấu có nguy cơ sảy ra với Con.
  • Một số lưu ý nhạy cảm:
  • Cá nhân tôi ưu tiên việc : Khuyến khích trẻ tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân. Dành quyền vệ sinh cơ thể của trẻ cho người chăm sóc thân cận ( Bố, mẹ, ông, bà, anh chị ruột ) có cùng giới tính với trẻ. Đây là 1 nội dung khá tế nhị và nhạy cảm nếu không được hiểu đúng nghĩa. Việc làm này giúp
  • Thứ nhất: Tránh một số nguy cơ trẻ bị xâm hại từ chính người thân trong gia đình ( 1 số trường hợp hiện nay đã sảy ra)
  • Thứ 2: Loại bỏ sự “ bình thường hoá” trong suy nghĩ của trẻ khi có người khác giới động vào cơ thể mình. Rất nhiều trường hợp khi trẻ em nữ được Bố tắm, sau đó có người Nam giới chạm vào người trẻ trẻ sẽ bình thường hoá việc đó trong mối quan hệ: Bố – Người lạ đều là nam giới.
  • Không nên cho trẻ em nam và trẻ em nữ dùng chung WC, tắm chung. Không nên cho trẻ tắm chung cùng người chăm sóc khác giới ( Có trường hợp Mẹ đi bơi cùng bé, cho bé trai vào nhà vệ sinh nữ cùng mẹ để tắm rửa ). Nên để trẻ có không gian riêng tư với giới tính của mình.

 

2: Trẻ 3 – 5 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đang có sự tò mò rất mạnh mẽ về giới tính. Trẻ có ham muốn tìm hiểu về giới tính của mình và bạn khác giới. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp Trẻ em có hành vi xâm hại tình dục lẫn nhau, hoặc tự “ xâm hại” bản thân mình.

  • Với trẻ 3 – 5 tuổi đã có ngôn ngữ khá rõ ràng, hoạt động vận động và nhận thức tương đối nhanh nhẹn vì vậy nội dung giảng dạy cũng phong phú hơn.
  1. Ôn luyện lại các kiến thức về Chăm sóc cơ thể, nâng cao tính tự lập của trẻ trong hoạt động chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hằng ngày.
  2. Dạy trẻ các nhóm kỹ năng Giao tiếp xã hội: Việc thiết lập một vòng tròn quan hệ lành mạnh và an toàn là 1 phương án để giúp chúng ta hỗ trợ trẻ không có nguy cơ bị quấy rồi tình dục từ người lạ.
  • Dạy trẻ cách thiết lập 1 mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè/người thân: Giúp trẻ tìm thấy sự an toàn, chia sẻ trong cộng đồng, tránh việc trẻ vì cô đơn mà bị kẻ xấu dụ dỗ
  • Dạy trẻ kỹ năng ứng xử với người lạ: Giáo viên và gia đình cần phối hợp viết ra vòng tròn an toàn trong giao tiếp đối với mỗi cá nhân học sinh, những ai được phép tương tác thân thiết với trẻ?. Hỗ trợ trẻ nhận biết và nhớ các cá nhân trong vòng tròn đó. Dạy trẻ cách giao tiếp/ứng xử với người lạ, một số nội dung như:
  1. Ứng xử khi người lạ cho quà
  2. Ứng xử khi ở nhà một mình
  3. Ứng xử khi gặp người lạ ( Ở trường, nhà, trên đường…)
  4. Yêu cầu trợ giúp khi gặp nguy hiểm: Dạy trẻ cách tìm nguồn trợ giúp từ cộng đồng khi rơi vào tình huống nguy hiểm.

Nguyên tắc chung khi giáo dục giới tính cho trẻ mầm non 3-5 tuổi

  • Dùng ngôn từ đơn giản và đáng tin cậy

Nếu phải trình bày về vấn đề chuyên môn, phụ huynh nên giải thích ở mức độ mà con có thể hiểu được. Một đứa trẻ mầm non sẽ chẳng thể hiểu được cơ chế rụng trứng, tuy nhiên trẻ có thể tỏ ra thích thú khi biết được phụ nữ cũng có trứng để sinh con.

  • Có thể nói mình không biết

Nếu không biết phải trả lời bé như thế nào, đừng tùy tiện “vẽ” ra thông tin, hãy thẳng thắn nói với con rằng hiện tại bạn cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này và hẹn con một dịp nào đó sẽ giải đáp. Ngay sau đó, phụ huynh nên tìm hiểu thông tin rõ ràng và giải đáp lại cho bé một cách chính xác.

  • Cả bố và mẹ đều phải tham gia

Khi cả bố và mẹ đều tham gia vào việc giáo dục giới tính cho trẻ thì trẻ sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia thảo luận bình đẳng về vấn đề này. Điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho con khi nói chuyện về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến giới tính cũng như biết cách giao tiếp tế nhị hơn trong các mối quan hệ thân mật khi con trưởng thành.

  • Bố mẹ nên là người khơi dậy sự tò mò

Một số trẻ gần như không bao giờ chủ động đặt câu hỏi. Trong trường hợp này, bố mẹ cần phải chủ động khơi dậy sự tò mò về giới tính cho con trong những tình huống diễn ra hàng ngày. Chẳng hạn như, khi đang xem chương trình truyền hình nói về phụ nữ mang thai, phụ huynh có thể nói: “Đố con biết mang thai là gì?”.

Là cha mẹ, ai cũng sẽ mong muốn con trẻ được lớn lên trong một môi trường tốt, an toàn. Chính vì vậy, việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về giới tính nhằm xây dựng kĩ năng, thói quen tự bảo vệ chính bản thân mình là rất cần thiết.

The post GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Ở TRẺ MẦM NON appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2019/11/20/giao-duc-gioi-tinh-o-tre-mam-non/feed/ 0
đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2019/10/20/khung-hoang-tam-ly-tuoi-len-3/ /2019/10/20/khung-hoang-tam-ly-tuoi-len-3/#respond Sun, 20 Oct 2019 05:04:31 +0000 /?p=10216 Tâm lý trẻ khi bước vào 3 tuổi được xem giống như “tuổi trưởng thành” giai đoạn đầu đời. Ở tuổi này, trẻ có những biểu hiện về tâm lý rất cần bố mẹ thấu hiểu. Giai đoạn này được các chuyên gia tâm lý nhận xét rằng là bước ngoặc rất quan trọng để...

The post KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TUỔI LÊN 3 appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
Tâm lý trẻ khi bước vào 3 tuổi được xem giống như “tuổi trưởng thành” giai đoạn đầu đời. Ở tuổi này, trẻ có những biểu hiện về tâm lý rất cần bố mẹ thấu hiểu. Giai đoạn này được các chuyên gia tâm lý nhận xét rằng là bước ngoặc rất quan trọng để định hình tính cách trẻ. Sau đây là một số đặc tính về tâm lý về trẻ:

1. Những biểu hiện của tuổi lên 3

Từ nhu cầu muốn khẳng định mình, muốn được trở nên như người lớn bên cạnh đó sự tự ý thức ở trẻ bắt đầu xuất hiện, trẻ lên 3 bắt đầu có những nguyện vọng độc lập. Trẻ muốn tự mình làm trong một số trường hợp: tự thay quần áo, tự xúc ăn, tự chọn mặc quần áo mà trẻ thích, muốn phụ giúp mẹ việc nhà, tự chọn đồ chơi, tự chọn sách mà trẻ thích… Trẻ thường nói “Con làm, con ăn…” mà không muốn có sự can thiệp hay giúp đỡ của người lớn.
Những phản ứng kệ con, tự con… chứng tỏ trẻ muốn tách khỏi người lớn khẳng định cái tôi của mình, mặt khác trẻ muốn có quan hệ sâu rộng hơn với người lớn. Hoạt động của người lớn vẫn là mối quan hệ thích thú đối với chúng. Người lớn như là hình mẫu của các chức năng tâm lý xã hội. Trẻ cũng tự thấy mình là thành viên của xã hội.
Trong cuốn “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học V. Keler đã mô tả những biểu hiện thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi này:
Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn. Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó. Phần nào ta thấy dấu hiệu này có cả ở đợt khủng hoảng một tuổi.
Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.
Chống đối – nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.
Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lí thì đây là một hiện tượng bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách. Nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.

2. Tâm sự của phụ huynh có con lên 3

Một phụ huynh tâm sự: “Con trai 31 tháng tuổi của tôi ở nhà rất hư, hay “ăn vạ”. Ở trường cháu ngoan nhưng về nhà thì rất hư, hay đòi cái này cái kia, đưa cho lại đòi cái khác, không được thì ăn vạ. Không những thế, cháu thật sự muốn cái gì lại không nói ngay, thậm chí đêm dậy chỉ để đi tiểu nhưng cũng phải khóc lóc mãi mới nói nhu cầu chính. Tình trạng “ăn vạ” diễn ra hầu như hằng ngày. Cháu hầu như không bao giờ nghe lời, chỉ thỉnh thoảng dùng phương pháp động viên, khen ngợi mới có kết quả”.
Đang hối hả chuẩn bị đi làm, chị My (Q.5, TP.HCM) lại nghe thấy tiếng quát tháo ầm ĩ từ nhà hàng xóm và tiếng trẻ khóc thét: “Mặc cái quần màu hồng này vào. Sao lại không chịu mặc thế này? Đi lại dép nào, đi trái rồi mà cũng không biết. Khổ thân tôi ghê. Con với chả cái. Hôm nào cũng lề mề…”. Quay lại thấy chồng mình cười ý nhị, chị hiểu ngay điệp khúc hằng sáng của nhà hàng xóm đã bắt đầu bật, báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Hơn ai hết, chị đã từng trải qua thời kỳ này nên rất thấm thía cho nỗi khổ của cô hàng xóm với đứa con đầu hơn 2 tuổi. Cũng may cu Nhím nhà chị nay đã lên 7, hiểu biết mọi chuyện và đỡ nghịch dại.
Nhớ lại thời kỳ Nhím chuẩn bị lên 3, chị tưởng nhiều lúc phát điên lên được bởi con đột nhiên thay tính đổi nết. Từ một đứa trẻ ngoan ngoãn, bố mẹ cho ăn gì, mặc gì, chơi trò chơi nào… đều răm rắp nghe theo, bỗng đột ngột trở tính, ngang ngạch, ương bướng, thậm chí toàn làm điều trái ngược với điều bố mẹ nói. Hết hồn nhất là đoạn cậu lăm lăm cây bút chì ra sức định nhét vào ổ điện chỉ vì trước đó bố vừa dặn: “Con nhớ đừng đút gì vào lỗ này”. Mỗi buổi sáng chuẩn bị đưa con đi học thời đó đối với chị như một cực hình. Chuẩn bị sẵn quần áo, con nhất định không chịu mặc, đòi tự chọn đồ bằng được. Thời gian đã gấp gáp, đường phố sắp đông đúc bởi giờ đi làm, con vẫn lề mề đòi tự xỏ quần, tự mặc áo. Đụng vào nó một tí định giúp mặc cho nhanh thì cu cậu lại lập tức lăn đùng ra ăn vạ hoặc khóc lóc… Tối xong hết cơm nước, việc nhà, nhìn đống đồ chơi con rải khắp phòng khách mà lòng chị không khỏi chán chường, dọn hộ con được góc này, con lại phản ứng bằng cách bày ra góc khác… Đó là chưa kể vô số đồ đạc trong nhà như điều khiển ti vi, quạt… đồng loạt bị hỏng hóc do được Nhím “chiếu cố” tới. Chị My nhiều lúc kiệt sức khi nghĩ tới việc sinh đứa thứ hai, cho đến khi chị được nghe tư vấn về việc cùng con vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3.
Đầu năm 2013, thấy bé Vy đã lớn (34 tháng tuổi) nên vợ chồng Nhung – Kha (Q.10, TP.HCM) định sinh thêm đứa nữa. Chưa kịp “ra tay” thì bỗng dưng bé Vy khó bảo. Bé nhất định không cho mẹ giúp cầm ly uống nước, tắm táp, xếp quần áo… cho bé nữa. Chuẩn bị đi ăn cưới, mẹ chọn đồ nào bé cũng không chịu, cuối cùng bé tự chọn lấy… bộ đồ đầu tiên mẹ chọn. “Ứa gan không chịu nổi!” – chị Nhung hậm hực.
Cũng vậy, bé Bún (31 tháng tuổi, Q.2, TP.HCM) giờ không chịu cho ba đẩy trên xe trong siêu thị. Chị Cún có thói quen hôn em khi đi học về, nhưng từ tuần trước Bún không cho chị hôn. Bún đói, mẹ pha sữa đưa cho thì đẩy ra, mẹ đặt bình sữa lên bàn thì cô bé cũng không chịu.
Đối với bé ở lứa tuổi tiền học đường (từ 3 đến 4 tuổi) bé thường cãi lại kiểu “không!” và “tại sao lại phải làm như vậy?”.

3. Nguyên nhân trẻ khủng hoảng tuổi lên 3

“Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ”.
Trẻ lên 3 bắt đầu sự ý thức được các khả năng của mình: Sự phát triển các cơ tay, sự khéo léo của các cơ ngón tay, sự phát cảm ngôn ngữ cùng với khả năng diễn đạt mong muốn thông thường của mình với người khác, tri thức về thế giới xung quanh của trẻ đang được tích lũy dần, một số kỹ năng vận động, khả năng tự phục vụ mình … .
Trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.
Bên cạnh đó, ở tuổi này, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng.

4. Chiều chuộng hay đàn áp?

Khi bé “quậy”, nhiều cha mẹ chọn cách giải quyết nhanh theo một trong hai hướng: hoặc chiều chuộng hoặc đàn áp. Theo ông Cao, chiều chuộng “yêu sách” chỉ khiến cho bé càng lấn tới. Còn đàn áp? Ông Cao biết cách này rất phản giáo dục. Ông phân tích thêm: “Những lúc cha mẹ khủng hoảng tâm lý thì có muốn bị trừng phạt? Dùng bạo lực đàn áp có thể khiến trẻ khủng hoảng hơn do bị ức chế, sau này trở thành người lớn nhu nhược, hoặc sùng bái bạo lực vì coi đó là giải pháp cho mọi vấn đề”.
Bé thường nói “không”, nhưng không phải chống đối mà chỉ là chứng tỏ “mình khác biệt”. Chưa hết, bé còn muốn làm ngược lại, cho nên việc cha mẹ ra lệnh, ép buộc bé có thể gây nguy hiểm cho bé, chẳng hạn khi cha mẹ cấm trẻ tra tay vào nước sôi hay ổ điện. Ông Cao chia sẻ cha mẹ cần nương theo nhu cầu độc lập của bé để tác động giúp bé bước đầu tự lập. Cụ thể là cho bé tự làm những việc trong khả năng, hướng dẫn bé làm những việc cần sự trợ giúp mới làm được, và thử thách bé bằng những việc hơi quá khả năng để bé chinh phục. Ngoài ra, cha mẹ có thể bày trò cho bé sắm vai anh, chị, ông, bà… để bé được thoải mái thể hiện “cái tôi” đang hình thành.
Còn theo ông Khanh, mức độ và cách biểu hiện “khủng hoảng” của bé còn là kết quả/hậu quả của quá trình nuôi dạy trước đây của cha mẹ, nhưng đây cũng là cơ hội để cha mẹ điều chỉnh và “bày keo khác”. Nếu cha mẹ tác động phù hợp trong giai đoạn “khủng hoảng” đặc biệt này, bé sẽ tự tin vào bản thân và biết quý trọng các giá trị bản thân, hai yếu tố cần thiết làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách sau này. Ngược lại, nếu cha mẹ đàn áp hoặc quá chiều chuộng thì khi trẻ lớn hơn sẽ mất tự tin hoặc ích kỷ, chỉ quen đòi hỏi, coi mình như “cái rốn vũ trụ”.

5. Giải pháp từ nguyên nhân cốt lõi

Sau khi được nghe tư vấn và đọc thêm sách vở, chị My mới té ngửa ra rằng, những biểu hiện của con mà vợ chồng chị đánh giá rằng “ngỗ ngược, khó bảo” lại chính là một trong số biểu hiện của khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3. Nó chứng tỏ một sự phát triển bình thường và khỏe mạnh về tâm lý ở trẻ.
Theo thạc sĩ Chung Vĩnh Cao, giảng viên Khoa Tâm lý giáo dục Trường ĐH TP.HCM tại Hội thảo Cùng bé vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 (do Trường Quốc tế Việt Úc tổ chức) thì, khi bé nghịch ngợm, phá phách đồ vật nên được nhìn nhận ở hiện tượng trẻ tìm tòi, khám phá, phát triển trí tuệ. Việc cha mẹ cấm cho con nghịch chẳng khác nào ngăn cản con không được phát triển trí não. Việc đánh đập con để bắt con theo ý mình, ngăn chặn mọi sự nghịch ngợm của con là một biện pháp giải quyết tiêu cực và chỉ có hiệu quả nhất thời.
Trái ngược với sự chống đối, gàn bướng như Nhím con chị, một biểu hiện khác thường bắt gặp là trẻ trở nên lầm lì quá đỗi, không chịu nói năng, chia sẻ với bất kỳ ai. Sự khép lòng này nếu không được bố mẹ chú ý và giúp con vượt qua tức thì, lâu dài sẽ dẫn tới chứng tự kỷ. Còn với trẻ có biểu hiện gàn bướng, chống đối quá mức, nếu không xử lý khéo sẽ dẫn tới chứng bệnh tăng động thiếu chú ý.
Cụ thể ở trường hợp con chị My, việc bị khủng hoảng như vậy có thể đến từ hai nguyên nhân: Gián tiếp: con đã hình thành thế giới nội tâm, có suy nghĩ riêng, tình cảm riêng; có ý thức và nguyện vọng độc lập; Trực tiếp: mâu thuẫn giữa nhu cầu độc lập với khả năng còn hạn chế của con, và mâu thuẫn giữa nhu cầu độc lập của con với sự ngăn cản của người lớn. Và khi hiểu rõ được cốt lõi nguyên nhân của con mình, chị My đã tìm ra được biện pháp giải quyết phù hợp, nhẹ nhàng trò chuyện với Nhím nhiều hơn, quan tâm động viên con một cách khéo léo nhưng vẫn khích lệ con tự làm và tự cảm nhận được mình đang lớn.
Khủng hoảng tuổi lên 3′ với nguyên nhân của sự bướng bỉnh là các bé muốn được khẳng định bản thân và tự quyết định mọi điều.
Sarah Fernandez, tác giả của nhiều bài báo viết về trẻ em trên Parentables đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm ra nguyên nhân khiến đứa con 3 tuổi của chị có những hành vi khiến bố mẹ bực bội.
Bất cứ điều gì cần phải làm, cháu có thể tự làm điều đó một mình, từ mặc quần áo đến gắp món ăn cho mình, hay xếp ghế trèo lên lấy chiếc muỗng trên giá bát…
Trong khi đó tôi muốn con tự tin, đồng thời cũng hiểu rằng vẫn có những giới hạn nhất định dành cho bé. Tôi cũng biết rằng những gì thể hiện sự tự tin ở bé thực chất là tính bướng bỉnh.
Gần đây, hai mẹ con tôi gần như đối đầu nhau. Cuối cùng, hai mẹ con tôi đã xảy ra chiến tranh, bé liên tục la hét: ‘Đừng nói với con phải làm gì nữa’ và ‘Mẹ không phải là bà chủ’.
Tôi nói với con rằng bé làm tất cả những việc đó vì trách nhiệm của bé với gia đình. Tôi thường xuyên nhắc đi nhắc lại đây là trách nhiệm của con.
Bé là một phần trong gia đình của mình nên phải có nhiệm vụ giữ nhà sạch sẽ, gọn gàng, phải đóng cửa khi ra hoặc vào nhà, phải treo áo khoác của mình lên, phải chải đầu tóc gọn gàng…
Kể từ cuộc nói chuyện đó, tôi cũng hiểu rằng bé không cố tình chống đối tôi khi không chịu thu dọn đồ chơi của mình, chẳng qua là cháu không có ý tưởng thu dọn.
Còn bé khi được gắn mình với trách nhiệm, nó dường như dễ dàng làm những công việc được yêu cầu hơn.
Trẻ em hành động và hành động nào cũng có lý do của nó. Nếu hành vi này trở nên định kỳ thì vấn đề sẽ phức tạp hơn là thỉnh thoảng chúng mới hành động như thế.
Tìm ra gốc rễ của các hành vi sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết vấn đề và vui vẻ với con mình hơn, dù bé mới 3 tuổi hay thậm chí đã 21 tuổi’.

6. Cha mẹ phải làm gì?

Thật ra, “khủng hoảng tuổi lên 3” là cơ hội để cha mẹ điều chỉnh cách dạy con, giúp bé hình thành nền tảng nhân cách lành mạnh.
Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng: Tính tự lập và tích cực của trẻ đòi hỏi người lớn phải thay đổi hệ thống nhìn nhận và xử sự với trẻ. Nếu tính tự lập của trẻ bị hạn chế thì trẻ sẽ xuất hiện các tính cách như: tính trái ngược (đứa trẻ không làm một việc gì đó chỉ vì điều đó do người lớn yêu cầu mà trẻ không thích đề nghị làm) vì người lớn đã cấm đoán nó quá nhiều.
Lúc trẻ “ăn vạ”, cha mẹ cần nói lại hành vi chưa ngoan của cháu và dạy cháu điều mình mong muốn.
TS Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia tâm lý trường Mầm non Hoàng Gia cho rằng: những biến đổi về tâm lý của trẻ khi bắt đầu vào trường mẫu giáo về khoa học người ta gọi là khủng hoảng tuổi lên 3. Hơn nữa, sự thay đổi môi trường, không được thỏa mãn một số điều ở trường nên khi về nhà cháu sẽ “bùng phát” và đòi được đáp ứng nhưng chính trẻ lại rất mơ hồ về mong muốn của mình. Chính vì thế người lớn đưa cho gì cũng lắc đầu và cách duy nhất mà nhiều trẻ làm đó là khóc ăn vạ…
Trước hiện tượng khủng hoảng tâm lý trên của trẻ, theo TS Kim Thoa, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, đừng bị kích động rồi chính mình lại bực tức và rồi dồn sang con và vòng luẩn quẩn này làm cho cả nhà căng thẳng, không kiểm soát được cảm xúc. Tốt hơn hết, vào những lúc trẻ ăn vạ như vậy, cha mẹ cũng không cần hỏi là con muốn cái này hay cái kia không, bởi cái gì trẻ cũng không đồng ý hoặc để cho bé tự chọn lấy (trong những cái mình đã đề xuất).
Nếu trẻ bị quá khích thì hãy ôm chặt trẻ vào lòng và nói nhỏ lại nhưng cũng không nói với trẻ mà như đang nói chuyện với ai đó (một chú gấu chẳng hạn). Nguyên tắc ở đây là không tập trung vào hành vi của trẻ nữa mà chuyển hướng sang chuyện khác để lôi sự chú ý của trẻ sang câu chuyện của mình… Sau đó vào những lúc trẻ ngoan ngoãn, cha mẹ cần nói lại hành vi chưa ngoan của cháu và dạy cháu điều mình mong muốn.
Còn tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM khẳng định: “Trẻ lên 3 bắt đầu ý thức về cái tôi và có khuynh hướng muốn được hành động theo ý thích của mình. Vì vậy, nếu cháu có ý muốn thỏa đáng thì cha mẹ nên đồng tình và cho trẻ thực hiện, trong trường hợp trẻ có những đòi hỏi quá quắt, người lớn cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng sau khi giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao người lớn không chấp nhận ý muốn của trẻ.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục làm nư, người lớn có thể bỏ lơ, không quan tâm tới (trẻ con dễ quên và dễ bị phân tâm bởi những điều mới lạ khác), khi cần xử phạt có thể hạn chế trẻ không được đi chơi bên ngoài với ba mẹ hoặc không được đọc truyện, kể chuyện cho bé nghe thay cho hình thức đánh đòn sẽ phản tác dụng khiến trẻ trở nên ương bướng hơn”. Nói chung áp dụng KLKNM.

7. Lời khuyên của chuyên gia tâm lý

Thứ nhất: trẻ lên 3 xuất hiện tính “bướng bỉnh”, trẻ muốn có thẫm quyền với mọi vật xung quanh bằng cách luôn luôn giành đồ chơi về phía mình…
==> Với những biểu hiện trên của trẻ, không nên quát mắng trẻ, hay giật đồ chơi từ tay trẻ. Bố mẹ cần giải thích cho bé hiểu cái gì là của mình, cái gì là của bạn hay của chung. Tránh thái độ tiêu cự cho rằng bé tham lam, hư đốn, không ngoan.

Thứ hai: suy nghĩ mình là trung tâm và mong muốn độc lập khiến trẻ luôn muốn làm theo ý mình. Tuy nhiên, do vốn kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế cùng với sự nhận thức về các chuẩn mực trong các mối quan hệ của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ thường làm “sai” so với điều người lớn mong muốn ở trẻ, bắt người lớn làm theo ý mình…

==> Do đó, nếu trẻ có ý muốn thỏa đáng thì cha mẹ nên đồng tình và cho trẻ thực hiện, trong trường hợp trẻ có những đòi hỏi quá quắt, người lớn cần tỏ thái độ kiên quyết không đáp ứng sau khi giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao người lớn không chấp nhận ý muốn của trẻ. Không nên cứng nhắc ngăn cấm trẻ cũng không nên chiều theo ý trẻ một cách vô điều kiện. Với một số trẻ, việc bị người lớn ngăn cấm sẽ dẫn đến trẻ bướng bỉnh, tỏ thái độ chống đối, người lớn bảo một đằng trẻ làm một nẻo… đặc biệt với người quá quan tâm và chăm sóc chúng… Đôi khi còn bày tỏ thái độ ích kỹ, hỗn láo… đặc biệt với người thân hay chăm sóc trẻ. Do đó, cách người lớn ứng xử với trẻ cũng bày tỏ sự thông hiểu về các đặc điểm tâm lý cũng như sự quan tâm đến trẻ trong đời sống hàng ngày.
Thứ ba: cuối tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu xuất hiện sự tự ý thức, trẻ ý thức được mình là một con người riêng biệt, khác với những người xung quanh và có những ý muốn riêng biệt so với mọi người xung quanh… Trẻ bắt đầu nhận ra “cái tôi” của trẻ, nhận biết được “cái tên” của mình và đồng nhất cái tên với bản thân mình do đó tỏ ra thiện chí với những bạn có tên giống như mình.
==> Để giáo dục trẻ, ba mẹ nên giành thời gian trò chuyện với trẻ để hiếu mong muốn của trẻ, có thể kể chuyện cho trẻ nghe, khi kể chuyện, ba mẹ nên dùng tên bé đặt tên cho nhân vật của truyện, lồng vào đó những đức tính tốt muốn ở trẻ để khuyên bảo trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo. Sự tự ý thức ở trẻ còn thể hiện thông qua viêc trẻ bắt đầu để ý đến hình dáng bên ngoài của mình. Trẻ muốn tự chọn quần áo cho mình, và đôi khi điều đó không phù hợp với hoàn cảnh hay thời tiết khiến người lớn không cho phép. Sự ngăn cản một cách vô điều kiện của ngừoi lớn sẽ khiến trẻ bướng bỉnh và chống đối, đôi khi trẻ chống lại bằng một số hành động ngỗ ngược. Việc này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của trẻ.
==> Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy, bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ. Hơn nữa, khả năng hoạt động có chủ định của trẻ lên 3 không dài. Trẻ mau quên và dễ thay đổi suy nghĩ, do đó trong một số trường hợp trẻ bướng bỉnh, người lớn không nên nói chuyện với trẻ nhiều về vấn đề trẻ quan tâm, hãy hướng suy nghĩ và mục đích của trẻ vào điều khác – có thể gọi là “đánh lạc hướng” của trẻ.
Thứ tư: sự phát triển các hoạt động với đồ vật giúp trẻ có khả năng tự mình thực hiện một số “công việc” mà không cần sự giúp đỡ của người lớn. Trẻ đã có khả năng phục vụ bản thân trong một số trường hợp đơn giản. Nhiều ông bà, bà mẹ lo lắng trẻ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân, hay làm sai nên thường tự mình chăm sóc trẻ theo ý mình, thường làm thay trẻ thay vì khuyến khích trẻ thực hiện theo ý mình.
==> Người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự phục vụ. “Tin tưởng” vào khả năng và việc thử sai của trẻ. Quan tâm hướng dẫn trẻ kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu. Chẳng hạn như, việc tập cho trẻ cầm đũa, nhiều người thường lo lắng trẻ cầm vậy nhọn khi ăn thì nguy hiểm nên thường chỉ cho trẻ tập dùng muỗng khi ăn. Trong khi đó, người lớn thường dùng đũa của mình gắp thức ăn cho trẻ. Bên cạnh đó, có trẻ được tập dùng đũa từ sớm nhưng lại không được hướng dẫn ngay từ đầu sau này hình thánh thói quen cầm đủ 5 ngón chạm đũa.
Tạo nhiều cơ hội cho trẻ hoạt động là điều tốt nhất chúng ta có thể làm để giúp trẻ phát triển. Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm để giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều.

8. Một số cách giúp trẻ các mẹ có thể tham khảo:

– Nếu ý muốn của trẻ là đúng đắn thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện ý muốn của mình, khuyến khích trẻ thực hiện và giúp đỡ trẻ khi trẻ cần.
– Hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân trẻ.
– Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.
– Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác.
– Khi cần xử phạt thì không nên đánh, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ lại có những hành vi chống đối như thế. Những lần sau trẻ sẽ nghĩ, không sao đâu, sai ba mẹ đánh 1 cái là xong thôi.
– Có thể xử phạt bằng cách là không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho trẻ nghe.
– Hoạt động đóng vao trong giai đoạn này đối với trẻ vô cùng quang trong. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “ làm người lớn” thật sự. Chỉ có thể cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai. Vì lúc này trẻ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nên có thể cho trẻ nhập vào những vai mà trẻ thích như: làm cô giáo, bác sĩ…
Có thể cùng chơi với trẻ bằng các trò chơi:
– Mẹ chăm sóc em, trẻ muốn thay tả cho em bé thì mẹ có thể cho trẻ chăm sóc búp bê, thay tả cho búp bê…
– Bé trai muốn giúp bố rửa xe thì có thể cho bé chơi làm ngừoi bảo trì xe, bố rửa xe bố, trẻ rửa xe đồ chơi của trẻ…
– Xem trẻ như người lớn, hãy cho trẻ được giúp mẹ một số việc như: lấy rổ rá cho mẹ, giúp mẹ nhặt rau, lau bàn, lấy nước cho mẹ… trẻ sẽ rất thích thú khi thực hiện.
– Đừng tiếc lời khen ngợi khi trẻ ngoan hoặc biết làm cái này cái kia giúp bố mẹ để lần sau trẻ sẽ tiếp tục cố gắng.
– Cư xử nhẹ nhàng, kiên nhẫn với trẻ trong mọi trường hợp.
– Nếu đã cho trẻ thực hiện mà trẻ làm sai, hãy hướng dẫn trẻ theo nguyên tắc 3 lần
· Lần 1: làm mẫu
· Lần 2: làm mẫu và cùng làm
· Lần 3: làm với sự quan sát của mẹ
– Nên cho trẻ mở rộng các hoạt động giao tiếp bên ngoài với bạn bè cùng lứa. Nên cho trẻ đến trường để trẻ có thêm bạn bè, học thêm các kỹ năng mới và khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ tốt hơn.

The post KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TUỔI LÊN 3 appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2019/10/20/khung-hoang-tam-ly-tuoi-len-3/feed/ 0
đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2019/10/05/10197/ /2019/10/05/10197/#respond Sat, 05 Oct 2019 08:18:31 +0000 /?p=10197 Một vài chia sẻ nho nhỏ của chính một cô giáo mầm non sẽ giúp các mẹ chuẩn bị kĩ càng để vững tâm hơn khi trao thiên thần bé nhỏ của mình cho những người hoàn toàn xa lạ. 1. Nhất cự ly Gần như 100% các bạn mới bắt đầu đi học đều...

The post Mách nhỏ bố mẹ vài điều để chuẩn bị cho bé vào học mầm non appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>

Một vài chia sẻ nho nhỏ của chính một cô giáo mầm non sẽ giúp các mẹ chuẩn bị kĩ càng để vững tâm hơn khi trao thiên thần bé nhỏ của mình cho những người hoàn toàn xa lạ.

1. Nhất cự ly

Gần như 100% các bạn mới bắt đầu đi học đều sẽ bị ốm sốt, điều này khó tránh khỏi kể cả khi các bé khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt vì đi học là con bước vào một môi trường xa lạ với những thói quen sinh hoạt mới tinh và điều kiện chăm sóc không thể bằng ở nhà, vì thế, các mẹ cũng không nên quá lo lắng, việc nên làm là hạn chế tối đa các nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Chọn một trường học ở gần nhà là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ đó. Bởi vì, trường gần nhà, con có thể sẽ không phải ngủ dậy quá sớm, hạn chế tiếp xúc với khói bụi trên đường, đặc biệt là trong những ngày nắng mưa. Nếu không thể chọn một trường tốt ở gần, có thể chọn trường thuận tiện đường bố mẹ đi làm để sinh hoạt gia đình ít bị xáo trộn nhất và đảm bảo được thời gian đưa đón con đến trường.

2. Chọn trường hay chọn cô?

Môi trường sư phạm và cơ sở vật chất tốt đúng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ, tuy nhiên, hiện nay các con hầu hết bắt đầu đi học lúc khoảng 18 tháng tuổi, có con sớm hơn (12 tháng tuổi), ở độ tuổi này, điều con cần nhất vẫn là sự quan tâm chăm sóc và tình yêu thương của những người xung quanh. Khi con lớn hơn rồi, sự quan tâm, tình thương của các cô cũng rất quan trọng, điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển nhận thức của trẻ. Cũng không vì thế phụ huynh bỏ qua yếu tố an tâm và hiện đại cho con, việc trường có camera theo dõi bé không chỉ giúp nhà trường minh bạch dạy bé, mà còn giúp bố mẹ an tâm hơn khi gửi con đi học. Còn về một môi trường hiện đại, đầy đủ cơ sở vật chất thì không có gì ngoài giúp con tiếp cận nhiều hơn đến kiến thức, vệ sinh an toàn hơn.

3. Trước lạ, sau quen

Hãy chuẩn bị tâm lý cho con thật kĩ trước khi quyết định cho con đi học, bắt đầu bằng việc cho con làm quen đám đông, tập và quan sát cách con chơi với các bạn cùng tuổi khác, đặc biệt là cho con đến chơi ở ngôi trường mà con sẽ học… Có khi, thái độ và cảm xúc của con khi đến chơi thăm quan ở trường sẽ thay đổi hoàn toàn quyết định của bạn, vì cảm nhận của con về thầy cô, bạn bè mới là quan trọng nhất. Có thể khi đi học thật con sẽ vẫn khóc đòi mẹ, nhưng nếu được ở bên những người con có thiện cảm và biết cách quan tâm đến con thì con sẽ nhanh chóng thích nghi và ổn định tâm lý hơn. Ngoài ra, mẹ nên biết rõ lịch ăn, chơi, ngủ của trường mà con sẽ học để dần dần hướng con theo thời gian biểu đó, đây cũng là một bước để giúp con không bị “sốc” khi đi học, giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe cho con. Khi con đi học, mẹ cũng nên chia sẻ kĩ những thói quen và tích cách của con với cô để giúp cô “hòa nhập” với con nhanh hơn.

4. Chuẩn bị “hành trang” cho con

Hành trang “nhập ngũ” của con đơn giản là một chiếc ba lô, và chiếc ba lô này sẽ thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ với con. Mẹ nên quan sát độ rộng tủ để đồ của con ở lớp để mua ba lô cho phù hợp. Nhiều bạn mua ba lô không để vừa ngăn tủ ở lớp nên rất phiền phức cho con. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nếu bố mẹ để ý một chút sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi đến lớp.

Mẹ không nên ghi trực tiếp lên ba lô của con vì sẽ khó thay đổi những thông tin ghi trên đó khi bé chuyển lớp mới, trường mới. Nhất thiết phải có địa chỉ, số điện thoại của bố hoặc mẹ và người thân ở gần trường bé nhất. Không nên ghi quá nhiều số điện thoại.

Mẹ hãy chuẩn bị cho con ít nhất 2 bộ quần áo theo mùa, khăn thấm mồ hôi, quần chip, tất… và thêm bỉm nếu con còn dùng bỉm. Cuối cùng, mẹ hãy cất vào ba lô của con một người bạn thú bông, hoặc đồ chơi mà con thích nhất, “người bạn” này sẽ an ủi con rất nhiều khi con đi học.

5. Giúp con làm một “chiến sĩ” mạnh mẽ

Cho dù trường học, cô giáo có hoàn hảo đến đâu mà bé con của bạn yếu đuối, nhút nhát, khó hòa nhập… thì bé sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, vì trong một lớp nhiều học sinh (ít nhất cũng hơn 10 bạn) cô không thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc và cưng nựng đặc biệt một bạn nào đó. Vì thế, bé càng độc lập, càng ý thức rõ được mình đi học thì bé sẽ càng thích nghi nhanh và sớm yêu trường lớp, bạn bè.

Mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện với con về trường lớp, dành nhiều thời gian cùng con đến trường từng bước làm quen, mẹ hãy dạy con những thói quen tự phục vụ bản thân, cái gì tự làm được thì nên để con tự làm, đặc biệt nên dạy và luôn nhắc nhở con các thói quen vệ sinh (rửa tay, giữ tay sạch sẽ…)… Tất nhiên, điều nay còn phụ thuộc nhiều vào cá tính của từng bé, nhưng càng chuẩn bị cho con kĩ càng bao nhiêu thì việc đi học của con sẽ càng thuận lợi và ít nước mắt bấy nhiêu, bởi vì, chỉ có mẹ mới là người hiểu và yêu thương con nhất để biết điều gì con thực sự cần, điều gì giúp con khỏe mạnh và điều gì khiến con vui vẻ, hạnh phúc.

Nguồn sưu tầm

The post Mách nhỏ bố mẹ vài điều để chuẩn bị cho bé vào học mầm non appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2019/10/05/10197/feed/ 0
đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2019/08/27/trong-viec-nuoi-day-con-khong-duoc-quen-duy-nhat-dieu-nay/ /2019/08/27/trong-viec-nuoi-day-con-khong-duoc-quen-duy-nhat-dieu-nay/#respond Mon, 26 Aug 2019 17:53:57 +0000 /?p=10039 The post TRONG VIỆC NUÔI DẠY CON “KHÔNG ĐƯỢC QUÊN DUY NHẤT ĐIỀU NÀY”. appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
#cmsmasters_row_663ec3384f88f .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec3384f88f .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; } #cmsmasters_row_663ec3384fc11 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec3384fc11 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; } #cmsmasters_row_663ec3384fff1 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec3384fff1 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; } #cmsmasters_row_663ec338503dd .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec338503dd .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; } #cmsmasters_row_663ec33850727 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec33850727 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; } #cmsmasters_row_663ec33850a6e .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec33850a6e .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; } #cmsmasters_row_663ec33850dd4 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec33850dd4 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; }

Có rất nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về nuôi dạy con trẻ, nhưng … ở bất kỳ trường hợp nào, chỉ có điều này cha mẹ không được quên, đó là “Đừng coi con cái là vật sở hữu của bản thân”.

Việt Nam, với ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, mặc định coi con cái là tài sản của mình. Mình sinh nó ra mình có quyền quyết định mọi thứ về con, thậm chí lấy đi sinh mạng của con. Một đứa trẻ lớn lên chẳng những mang trên mình bổn phận trả hiếu cho cha mẹ mà còn gánh luôn trách nhiệm với cả dòng họ tổ tông. Đạo hiếu hay trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ chưa bao giờ là điều sai trái nếu và chỉ nếu điều đó không được cố tình áp đặt lên một đứa trẻ ngay từ ngày đầu tiên nó sinh ra đời.

Bố mẹ có biết bởi chính quan niệm này của bản thân đã vô tình gây tổn thương đến tâm lý của trẻ, quan trọng hơn nữa trẻ không nhận ra được giá trị của bản thân trong từng giai đoạn phát triển.

Nước Nhật là nước được rất nhiều bà mẹ học theo cách nuôi dạy con, vì họ có cách dạy con văn minh và tôn trọng sự tự do phát triển của con. Theo dõi nước Nhật từ thời kì sau thế chiến thứ Hai và cuộc thiên tai xãy ra thường xuyên mỗi năm cho đến quá trình họ vực dậy thần kì, trở thành quốc gia có nghị lực nhất thế giới, đủ để chúng ta thấy người Nhật được nuôi dạy tốt đến hế nào. Vì vậy, Mầm non Anh Đào xin được chia sẽ những nguyên tắc về con cái của họ đến quý phụ huynh đến từ quyên sách “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản” của tác giả Akehashi Daiji – Bác sĩ tâm lý.

 

Nguyên tắc thứ nhất: Dù là một đứa trẻ, nhưng trẻ là một con người có cá tính riêng biệt.

Ở nguyên tắc này, người Nhật khẳng định rằng con là một cá thể độc lập, biết suy nghĩ và có tính cách riêng. Nếu cha mẹ tôn trọng suy nghĩ và mong muốn của trẻ… thì tự khắc cha mẹ hình thành thói quen tôn trọng cách sống của trẻ. Dần từ đó trong gia đình, bố mẹ sẽ tập quen bỏ những câu nói gây áp lực cho con trẻ bởi con cũng có suy nghĩ, những hành động này vô hình làm tì vết trong trí nhớ của trẻ, chúng luôn có cảm giác “mắc lỗi sai” và mất đi sự “tự khẳng định bản thân”.

Nguyên tắc thứ hai: Đừng dùng cuộc đời con cái để khẳng định giá trị làm cha mẹ của mình.

Nhiều cha mẹ cho rằng, con tôi mang nặng đẻ đau sinh ra nên việc tôi muốn con tôi làm hãnh diện cho gia đình là điều đương nhiên. Mặc dù họ không công nhận điều đó nhưng trong suy nghĩ họ đều muốn như vậy. Vô tình, chúng ta lại một lần nữa biến con cái trở thành vật sở hữu của cha mẹ. Chúng ta đặt lên vai con những “trách nhiệm” mà bọn trẻ bị mặc định chỉ vì làm con của chúng ta

Nguyễn tác thứ 3: Đừng áp đặp con cái theo khuôn khổ đã định sẵn.

Từ khi con chào đời, đã có vô vàng định hướng cho trẻ. Nào là định hướng nghề nghiệp, tôn giáo, nối dõi sự nghiệp, tông đường,… Dù không biết tương lai trẻ sẽ như thế nào nhưng những kỳ vọng đó đã khiến con bị áp lực, gò bó trong khuôn khổ đã định sẵn và không có cơ hội phát triển năng khiếu của bản thân. Tất cả sẽ chỉ tốt cho con khi đó là những lời khuyên, những con đường trong hàng vạn con đường bố mẹ vẽ lối cho trẻ.

Vì vậy, bố mẹ hãy nhớ: “Cuộc đời của con là của con, riêng biệt với cuộc đời của bố mẹ”. Hãy trở thành người bạn của con, luôn đồng hành giúp con nhận ra những nhân cách tốt và cùng con thực hiện ước mơ của mình.

Dựa trên quan điểm ấy, tình mẫu tử, phụ tử được sinh ra và tồn tại trên thế giới này chính là dựa vào sự gắn kết cùng nhau để mối nhân duyên cha mẹ – con cái thêm bền chặt, đồng thời nếu có cả sự nâng đỡ cho nhau thì không còn điều gì quan trọng hơn trong thế giới này nữa.

Hãy cùng Mầm non Anh Đào mang đến cho con những điều ý nghĩa nhất – làm bạn cùng con trên những bước chân đầu đời nhé.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐇𝐄̣̂
🌐 Website: mamnonanhdao.edu.vn
🏫 Địa chỉ: GỒM 2 CƠ SỞ:
Cơ sở 1: 412/24 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12,TP.HCM
Cơ sở 2: 1/175 Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM
☎ SĐT: 028.38911742 – 028.62590344
💌📧 Email: mamnonanhdao.edu@gmail.com

The post TRONG VIỆC NUÔI DẠY CON “KHÔNG ĐƯỢC QUÊN DUY NHẤT ĐIỀU NÀY”. appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2019/08/27/trong-viec-nuoi-day-con-khong-duoc-quen-duy-nhat-dieu-nay/feed/ 0
đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2019/07/03/hoat-dong-the-chat-quan-trong-nhu-the-nao-voi-tre-mam-non/ /2019/07/03/hoat-dong-the-chat-quan-trong-nhu-the-nao-voi-tre-mam-non/#respond Wed, 03 Jul 2019 08:37:08 +0000 /?p=9757 The post HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VỚI TRẺ MẦM NON appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
#cmsmasters_row_663ec33858526 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec33858526 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; }

Theo nghiên cứu của ĐH Illinois (Mỹ), trẻ thường xuyên hoạt động thể chất sẽ có lớp “chất trắng”, đây là chất có khả năng kết nối các vùng của chất xám trong não, giúp trẻ tăng khả năng tập trung, nhận thức và hiệu quả học tập.

Tầm quan trọng và lợi ích từ hoạt động thể chất cho trẻ

Trong khoảng độ tuổi từ 1 – 6, đây được xem là độ tuổi vàng trong phát triển: 1-2 tuổi trẻ tập đi, tập nói và phát triển kỹ năng; 2-3 tuổi trẻ muốn tự lập, rất ham học hỏi; 3-4 tuổi bắt đầu tư duy; 4-6 tuổi phát triển óc sáng tạo và cá tính riêng. Đi đôi với sự phát triển của bé, việc hoạt động thể chất giúp từng giai đoạn của bé phát triển vững chắc, bên cạnh việc giúp trẻ có thể chất khỏe mạnh, thường xuyên vận động sẽ giúp trẻ có một TRÁI TIM KHỎE – TRÍ ÓC TỐT

Viện dinh dưỡng quốc gia cũng đưa ra các lợi ích từ việc cho trẻ mầm non thường xuyên vận động, tập thể dục nhịp điệu như:

  • Giúp trẻ duy trì cân bằng năng lượng và mức cân nặng nên có. Một chế độ hoạt động hợp lý đảm bảo cho năng lượng hấp thụ của trẻ (lượng thức ăn tiêu thụ) không vượt quá mức năng lượng tiêu hao (hoạt động). Nhờ đó mà giảm lượng calo dư thừa tích tụ lại thành mỡ.
  • Giúp tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp: Hoạt động thể chất rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ, giúp giữ mật độ xương ở mức cao, và làm giảm nguy cơ loãng xương.
  • Tăng cường  lưu thông máu và giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh: Hoạt động thể chất rất tốt cho tim và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và béo phì. Nó cũng giúp xương, khớp, cơ bắp luôn khỏe mạnh, và có tác dụng nâng cao tinh thần.
  • Giúp tâm trạng thư thái và giảm căng thẳng: Hoạt động thể chất giúp tâm trạng thư thái hơn. Khi chúng ta tập thể dục, não giải phóng chất endorphin – một hóa chất tạo ra cảm giác hạnh phúc và giúp giải tỏa căng thẳng.
  • Giúp trẻ tự tin hơn: Tham gia các hoạt động thể thao giúp trẻ tự tin hơn. Các môn thể thao và các trò chơi tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm và kết bạn.

Thực trạng trẻ trong độ tuổi mầm non

Ngày nay, ngoài việc cho trẻ tham gia các lớp học chính thống, bố mẹ còn cho trẻ tham gia các lớp học ngoại khóa, lớp học năng khiếu, lớp học thêm tại nhà, … khiến trẻ không có nhiều thời gian cho việc vận động để giải tỏa căng thẳng và nhất là PHÁT TRIỂN XƯƠNG – TRÍ NÃO. Bố mẹ luôn mong muốn con sẽ có nhiều kiến thức, tài năng và kỹ năng tốt để giúp ích cho trẻ sau này… mà bỏ quên điều quan trọng nhất trong cho con trong giai đoạn này. Nhất là đối với trẻ thành phố, không có diện tích cũng như thời gian tập thể dục cho bé, khiến con cắm cuối vào đồ chơi công nghệ và tự “bơi” bởi lẽ “bố mẹ không có thời gian”.

Về phía một số các trung tâm giữ trẻ, mục tiêu chính của các loại hình trông trẻ này là: đón trẻ, giữ trẻ, cho trẻ ăn, cho bé ngủ, và trao trả phụ huynh vào cuối giờ. Dù vẫn giúp bố mẹ trông bé nhưng “chưa đủ” chương trình để giúp trẻ phát triển trong độ tuổi vàng này.

Các tiêu chí giúp trẻ trong độ tuổi mầm non phát triển toàn diện:

  • Trẻ nên tham gia vận động hàng ngày. Hãy làm gương cho con bạn và giúp trẻ có thêm niềm vui khi vui chơi và tham gia vận động hàng ngày.
  • Vận động một giờ mỗi ngày. Hãy để con bạn vui chơi và vận động thể chất tối thiểu một giờ mỗi ngày. Có thể không vận động liên tục 60 phút mỗi ngày mà chia thành các đợt vận động, vui chơi nhỏ cho bé trong ngày.
  • Hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc cường độ mạnh. Trẻ có thể tham gia hoạt động thể chất với cường độ vừa phải hoặc những hoạt động thể chất mạnh mẽ. 
  • Tăng sự linh hoạt, sức mạnh và sức bền. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh và sức bền ít nhất 2 đến 3 lần một tuần, ví dụ như bài tập kéo dãn, xà đơn.
  • Hạn chế thói quen lười vận động. Giảm thời gian cho những hoạt động tĩnh xuống tối đa là 2 giờ trong một ngày hoặc ít hơn. Hạn chế thời gian cho trẻ xem TV, chơi game và lướt web.

Chọn trường Mầm non – cơ sở để con phát triển:

Chọn trường giữ con không những đáp ứng yêu cầu về thời gian của bố mẹ, Mầm non Anh Đào đưa ra các tiêu chí giúp các bậc phụ huynh cân nhắc để cho con phát triển toàn diện:

  • Chương trình dạy học phù hợp với độ tuổi của con: đảm bảo rằng con được giáo dục và nuôi dưỡng phù hợp, không tạo quá nhiều áp lực cho trẻ mà còn phát triển các kỹ năng mềm, (ví dụ như giao tiếp tiếng anh, tạp sự tự tin,…)
  • Hoạt động thể dục thường xuyên, đầy đủ cho mọi lứa tuổi: Hoạt động thể chất chính là thức ăn dinh dưỡng bậc nhất cho trẻ, nên bố mẹ không được bỏ qua tiêu chí này.
  • Hoạt động ngoại khóa phong phú: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: phù hợp với lứa tuổi và giúp con cân bằng dinh dưỡng giúp bố mẹ.

Phát triển thể chất – trí não của bé luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu trong chương trình giảng dạy tại Mầm non Anh Đào, để biết rõ hơn về các chương trình giáo dục tại trường, quý phụ huynh hãy liên hệ thông tin dưới đây để được các cô tư vấn cho mẹ và bé nhé. Mầm non Anh đào xin trân trọng cảm ơn quý phụ huynh đã tin tưởng và chọn Mầm non Anh Đào là cơ sở giáo dục đầu đời cho con.

𝐓𝐇𝐎̂𝐍𝐆 𝐓𝐈𝐍 𝐋𝐈𝐄̂𝐍 𝐇𝐄̣̂
🌐 Website: mamnonanhdao.edu.vn
🏫 Địa chỉ: GỒM 2 CƠ SỞ:
Cơ sở 1: 412/24 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12,TP.HCM
Cơ sở 2: 1/175 Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM
☎ SĐT: 028.38911742 – 028.62590344
💌📧 Email: mamnonanhdao.edu@gmail.com

The post HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VỚI TRẺ MẦM NON appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2019/07/03/hoat-dong-the-chat-quan-trong-nhu-the-nao-voi-tre-mam-non/feed/ 0
đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2019/06/14/cho-con-hoc-he-danh-cap-tuoi-tho-hay-cho-con-tuong-lai/ /2019/06/14/cho-con-hoc-he-danh-cap-tuoi-tho-hay-cho-con-tuong-lai/#respond Fri, 14 Jun 2019 04:15:07 +0000 /?p=9725 Mỗi khi kì hè bắt đầu, các bậc phụ huynh lại đau đầu trong việc suy nghĩ đến việc có nên cho con học hè hay không? nên cho con học những khóa học nào? vì bận rộn công việc… trong khi trẻ em lại mong muốn được giải tỏa và đi chơi… Tình hình...

The post CHO CON HỌC HÈ? ĐÁNH CẮP TUỔI THƠ HAY CHO CON TƯƠNG LAI appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
#cmsmasters_row_663ec33863e26 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec33863e26 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; } #cmsmasters_row_663ec33864092 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-top: 0px; } #cmsmasters_row_663ec33864092 .cmsmasters_row_outer_parent { padding-bottom: 50px; }

Mỗi khi kì hè bắt đầu, các bậc phụ huynh lại đau đầu trong việc suy nghĩ đến việc có nên cho con học hè hay không? nên cho con học những khóa học nào? vì bận rộn công việc… trong khi trẻ em lại mong muốn được giải tỏa và đi chơi…

Tình hình thực tế và suy nghĩ của quý phụ huynh

Đối với trẻ nhỏ, hè là thời gian lý tưởng để các bé thư giãn và có những chuyến đi chơi xa với gia đình và bạn bè. Trẻ ở đồng quê thì thả diều, trẻ thành phố thì được những chuyến đi xa và thời gian nhiều hơn để ngủ và đọc truyện, chơi game, điện thoại, chơi vi tính.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh lại muốn tranh thủ 3 tháng hè để giúp con học thêm các kĩ năng, trau dồi kiến thức, nhất là muốn trẻ em không dành thời gian quá nhiều cho các thiết bị hiện đại đối với trẻ thành phố, tránh tình trạng uể oải khi bắt đầu một năm học. Theo chia sẽ của chị Trang có bé học lớp Chồi tại Mầm non Anh Đào cho biết “Nhà tôi có 2 đứa, hè là lúc mấy đứa được nghỉ mà hai vợ chồng thì phải đi làm. Để tụi nhỏ ở nhà thì không ai chăm, lại ru rú vào cái ipad không chịu đi vận động rồi đến khi đi học lại thì giãy nãy không chịu đi. Hè tính tôi tính cho con về quê chơi với ông bà một tuần rồi lên lại cho tụi nó học.” Anh Đăng cho biết “ Hè phải cho tụi nhỏ đi chơi chứ, đi gia đình cho con nó vui nhưng rồi cũng phải cho tụi nó vào học lại à. Hè vợ chồng vẫn làm chứ có được nghỉ ngơi đâu, giờ vợ chồng cày cuốc để sau này con nó mới có tiền đi học tiếp. Mong tụi nó hiểu được nhiêu đó” Anh cười.

Trong suy nghĩ của phụ huynh, nghỉ hè là thời gian lý tưởng để nâng cao kiến thức cho con, đi tắt đón đầu, cho con tiếp cận trước với kiến thức mới để vào năm học con sẽ đỡ bỡ ngỡ và có phần nhỉnh hơn chúng bạn. Cũng có nhiều cha mẹ lại nghĩ con mình học không tốt, nên đây là thời gian lý tưởng để con bù lấp lại những lỗ hổng kiến thức trong năm. Với nhiều cha mẹ, cho con đi học hè còn là chỗ gửi trẻ hợp lý vừa cho con thêm kiến thức vừa có người trông con trong lúc bố mẹ còn bận đi làm.

Suy nghĩ về tương lai của con

Đa số các bậc phụ huynh hiện đại đều có công việc văn phòng, buôn bán từ 8h sáng đến 6-7 giờ tối. Mỗi nhà chỉ có một gia đình hoặc có thể ở chung với ông bà chứ không còn sống chung nhiều thế hệ như gia đình Việt Nam trước kia. Khi kì hè bắt đầu, bậc cha mẹ ai cũng muốn cho con những điều tốt đẹp nhất như cho con đi chơi, cho con thêm trãi nghiệm và cho con tuổi thơ. Còn khi nhìn về tương lai, cha mẹ lại muốn trang bị cho con những hành trang vững chắc như kĩ năng, kiến thức, sức khỏe để con thực sự làm chủ được cuộc sống mình sau này với nhịp sống hiện đại, thay đổi từng ngày.  

Nếu cho con ở nhà và cho con những kì nghĩ dài, chúng ta cân nhắc đến những việc như sau:

  • Ưu điểm: cho con thời gian nghỉ ngơi sau một năm học căng thẳng, con được giải tỏa và có thể làm những điều con thích vào kì hè.
  • Hạn chế: con ở nhà không ai chăm (thuê người giúp việc thì không yên tâm), sau khi cho con đi chơi với gia đình thì con sẽ làm gì trong quãng thời gian tiếp theo, cuộc sống và kiến thức mới cập nhập mỗi ngày nếu con không theo thì sẽ bị thua thiệt, khi một năm mới bắt đầu thì con chán nản đi học.

Vậy có nên cho con đi học hè hay không ?

Câu trả lời là có.

Việc cho các bé mầm non đi học hè không những giúp bé cãi thiện kĩ năng mà lại còn giúp bố mẹ trông trẻ khi đi làm. Vậy việc học hè tại Mầm non Anh Đào mang đến cho bé những lợi ích gì:

Giúp bố mẹ chăm sóc bé

Dù là khóa học hè, trường Mầm non Anh Đào vẫn nhận giữ các bé trong khoảng thời gian đi làm của phụ huynh từ 7h sáng đến 5 giờ chiều. Đây là khung giờ làm của đa số các bậc phụ huynh, việc cho con học các chương trình ngắn hạn khoảng 2-3 giờ đồng hộ phụ huynh phải có thời gian đón bé, hơn nữa khoảng thời gian trống bé sẽ ở nhà “ôm” điện thoại, máy tính bảng. Từ đó dẫn đến con trẻ thụ động hơn, mắt sẽ bị ảnh hưởng vì nhìn màn hình quá nhiều. Đây cũng là lý do nhiều bé thời bây giờ bị cận nhiều hơn và có phần “ích kỉ” về phía bản thân hơn do không có hoạt động chia sẽ.

Chế độ ăn uống của các con được đảm bảo bằng sự đúng giờ và dinh dưỡng cân bằng với lứa tuổi. Việc cho bé thói quen ăn đúng giờ giúp hệ tiêu hóa của trẻ em hoạt động tốt hơn, từ đó dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể tốt, đều đặn cho trẻ mau lớn.

           

Rèn luyện lối sống nề nếp, tự giác từ nhỏ cho các bé

Hoạt động những ngày hè thường mang tính mục đích, có lịch trình hoạt động. Trẻ có dịp được tham gia vào các hoạt động tập thể mà ở đó có những quy định và hiệu lệnh để tham gia. Mục đích của các hoạt động tập thể này giúp các bé biết lắng nghe và vâng lời, tuân thủ đúng các luật lệ mới được tham gia trò chơi. Từ đó làm cho trẻ hình thành dần thói quen biết chia sẽ, giúp đỡ bạn và nhất là vâng lời.

    

Dạy bé kỹ năng học tập, làm quen với xã hội

Ngoài sự nổi trội của các chương trình hè nằm ở tính chất vận động, hướng vào việc được phát triển thể chất cho trẻ, lợi ích kéo theo từ các chuỗi hoạt động chính là đưa các bé làm quen với việc “sẽ” học tập, tương tác và xã hội. Từ các hoạt động, trẻ trở nên mạnh dạn hơn, biết quan sát, tìm kiếm thông tin, thể hiện ước muốn, biết trình bày – đây là những kỹ năng cần thiết cho học tập. Đây chính là cách các em tương tác để dần hòa nhập với tập thể chung quanh. Vô hình chung, trẻ di chuyển ra vùng “an toàn” từ bao giờ với một tâm thế tự tin; mà theo đó, khả năng ngôn ngữ của các em được phát triển.

      

Thêm vào đó là chương trình học ngoại ngữ với người bản xứ “học mà chơi, chơi mà học” giúp các con nâng cao trình độ Tiếng Anh, nhanh chóng hội nhập với xu thế phát triển và đáp ứng được mong đợi của quý phụ huynh.

Để biết thêm thông tin và đăng kí học hè cho bé, quý phụ huynh liên hệ đến các thông tin dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

🌐 Website: mamnonanhdao.edu.vn
🏫 Địa chỉ: GỒM 2 CƠ SỞ:
Cơ sở 1: 412/24 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12,TP.HCM
Cơ sở 2: 1/175 Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM
☎ SĐT: 028.38911742 – 028.62590344
💌📧 Email: oanhtruong08061968@gmail.com

 

 

 

[/cmsmasters_text][/cmsmasters_column][/cmsmasters_row]

Click here to change this text

The post CHO CON HỌC HÈ? ĐÁNH CẮP TUỔI THƠ HAY CHO CON TƯƠNG LAI appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2019/06/14/cho-con-hoc-he-danh-cap-tuoi-tho-hay-cho-con-tuong-lai/feed/ 0
đế quốc hoàng kim - xổ số trực tiếp hôm nay - xổ số đồng tháp tuần rồi | Trang chủ - Mầm Non Anh Đào /2018/06/20/ahihi/ /2018/06/20/ahihi/#respond Wed, 20 Jun 2018 01:58:38 +0000 http://truongmaugiao1.123webdep.xyz/?p=8537 Bạn tin vào mắt mình chứ ? Vâng, bạn không đọc nhầm đâu. Đừng ngăn trẻ nếu trẻ giận dữ.  Trẻ thường xuyên giận dữ, cáu gắt là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh và thầy cô đau đầu. Người lớn thường coi đây là vấn đề tiêu cực và cố gắng kiềm chế...

The post ĐỪNG NGĂN CƠN GIẬN DỮ CỦA TRẺ appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>

Bạn tin vào mắt mình chứ ? Vâng, bạn không đọc nhầm đâu. Đừng ngăn trẻ nếu trẻ giận dữ. 

Trẻ thường xuyên giận dữ, cáu gắt là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh và thầy cô đau đầu. Người lớn thường coi đây là vấn đề tiêu cực và cố gắng kiềm chế những cảm xúc đó của trẻ, hay tìm mọi cách để gạt bỏ, né tránh những cảm xúc đó. Nhưng giận dữ có thật sự là một cảm xúc tiêu cực? Rõ ràng, khi trẻ đang giận dữ, hoặc thậm chí khóc lóc mè nheo, trẻ đang trải qua một khoảng thời gian (dù ngắn hay dài) khó khăn và khó chịu đối với chính trẻ, và thực sự cần sự trợ giúp. Vậy đâu là cách giải quyết hiệu quả nhất? Thông điệp thực sự phía sau việc thừa nhận cảm xúc của con trẻ sẽ giúp bạn có câu trả lời đúng đắn nhất.

Khi trẻ đang trong cơn giận dữ, khó chịu hoặc cáu kỉnh vì một việc không như ý, đừng vội gạt đi cảm xúc đó (như kiểu: “mẹ thấy việc nhỏ mà, làm gì mà con gào ầm lên thế”) hay ngăn cản áp đặt (“Thôi ngay! Thế là đủ rồi! ). Hãy cho trẻ biết: bạn hiểu con đang cảm thấy gì.
Cũng đừng giải thích dài dòng, hãy nói, “Mẹ biết con rất muốn uống nước ép hoa quả bây giờ. Nhưng nước ép trong tủ lạnh nhà mình hết rồi. Con đang thấy rất khó chịu phải không? “Trẻ sẽ cảm thấy mình được lắng nghe. Và thường thì điều đó đã đủ để trẻ bình tĩnh lại.

 

iStock 000036821550Small

 

Nhưng nếu trẻ vẫn không dừng lại?

Một phụ huynh chia sẻ với tôi, họ đã thừa nhận những cảm xúc của đứa trẻ nhưng con vẫn buồn bực và không thể giữ bình tĩnh được.

Nhưng thừa nhận cảm xúc của trẻ không phải là để khiến trẻ dừng lại. Thông điệp thực sự phía sau việc thừa nhận cảm xúc của con trẻ là:

1. Mẹ/ Cô là một người đáng tin cậy để con có thể chia sẻ bất cứ điều gì.

2. Mẹ/ Cô luôn yêu con ngay cả khi con đang gặp khó khăn.

3. Mẹ/ Cô không quan tâm những gì người khác nghĩ khi con gặp khó khăn. Mẹ/ Cô sẽ luôn ở đây để bên con và giúp con cho đến khi con bình tĩnh.

4. Đừng giữ những cảm xúc tiêu cực. Con hãy đối mặt với chúng. Giải quyết chúng, dù mất bao lâu đi nữa.

Vì vậy, chúng ta cần hiểu rằng điều quan trọng là CHÚNG TA cần phải cảm thấy THOẢI MÁI khi trẻ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực. Cho phép con “xả” chúng ra ngoài. Hãy xả bằng hết.

Những gì chúng ta KHÔNG nên làm: 
1. Giảng giải, nói những điều to tát với trẻ.

2. Cảm thấy xấu hổ thay cho trẻ.

3. Bực bội vì chuyện đó cả ngày trời.

4. Thay trẻ giải quyết vấn đề – trẻ đang trong quá trình học để hiểu: không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như cách mình muốn.

kids listen without yelling fb

Những gì chúng ta CÓ THỂ làm:
Khi trẻ đang khó chịu, tôi KHÔNG tức giận hay nói rằng “Thôi ngay! Thế là đủ rồi!”
1. Tôi nói: “Mẹ/ Cô rất buồn khi con không được thoải mái.”

2. Tôi là hòn đá, là ngôi sao dẫn đường của con. Tôi cần BÌNH TĨNH để giúp đỡ con, thay vì giận dữ với bản thân mình.

3. Khi cố gắng trấn tĩnh và giải quyết mọi thứ, chúng ta sẽ mất rất nhiều năng lượng và thời gian. Tôi chỉ cho con không gian con cần, và để con biết tôi ở đây nếu con cần giúp đỡ.

4. Tôi âu yếm con. Một số trẻ sẽ muốn được cha mẹ/ thầy cô ôm. Một số trẻ khác sẽ đẩy chúng ta ra. Trong trường hợp này, chúng ta có thể ở gần và giữ chúng an toàn, “Mẹ/ Cô ở đây nếu cần.”

5. Khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy kết nối với trẻ. “Chuyện này rất khó chịu phải không con?”

6. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh, ta có thể giúp trẻ nếu cần thiết – dọn dẹp rác, kiểm tra xem bạn kia có ổn không, lau chùi đồ đổ vỡ…

Sau cơn cáu giận, bạn sẽ thường thấy rằng trẻ ở độ tuổi mới biết đi sẽ trở lại với bản tính hạnh phúc vui vẻ của mình. Trẻ sẽ không cảm thấy bực bội và khó chịu cả ngày đâu. Bằng cách chấp nhận và xử lý những cảm xúc như thế này, trẻ sẽ trưởng thành hơn.

Đó là một phần lý do tại sao tôi nghĩ rằng chập chững biết đi là độ tuổi tuyệt vời nhất. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng đó là một điều may mắn đối với trẻ khi cáu giận hay trải qua những khủng hoảng cảm xúc với bạn. Bạn là một chỗ dựa đáng tin cậy, một nơi chia sẻ an toàn để trẻ hiểu mình được yêu thương ngay cả khi đang gặp khó khăn.

Vì vậy, nếu lần tới trẻ lại cáu giận hoặc trải qua thời gian khó khăn, có lẽ chúng ta sẽ nói “cảm ơn con đã tin tưởng và chia sẻ với mẹ/cô điều này.

The post ĐỪNG NGĂN CƠN GIẬN DỮ CỦA TRẺ appeared first on Mầm Non Anh Đào.

]]>
/2018/06/20/ahihi/feed/ 0